Dự án thiết kế cải tạo công viên Haoxiang Lake nơi có 4 con sông lớn
Công viên Haoxiang Lake rộng 13ha do eLandscript Studio thiết kế nằm ở quận Bảo An, thành phố Thâm Quyến. Hồ Haoxiang kết nối với bốn con sông lớn bao gồm sông Pailao, sông Xinqiao, sông Wanfeng và sông Tantou. Haoxiang một hồ giữ nước mưa, đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ngập lụt và ngăn chặn ô nhiễm tại địa phương. Tuy nhiên, do chất lượng nước ngày càng xuống cấp và hoạt động của các nhà máy công nghiệp xung quanh hồ nên người dân đã dần lãng quên khu vực này.
Dự án này bắt đầu vào năm 2019. Đầu tiên là thực hiện quản lý và cải tạo sinh thái hồ và các khu vực đầu nguồn xung quanh hồ nhằm cải thiện chất lượng nước tổng thể. Thông qua chính sách đổi mới đô thị của thành phố, không gian xung quanh hồ được tái định vị và quy hoạch như một công viên mặt nước mở. Dự án này đề cập đến các phương pháp tái tạo linh hoạt để mang lại những tác động tích cực đến môi trường, đồng thời giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của cư dân địa phương về việc sử dụng không gian mở và các vấn đề xã hội do sự phát triển nhanh chóng của thành phố mang lại.
Kết nối khu vực bờ sông
Một đường vành đai dành cho người đi bộ dài 850 mét kết nối bốn không gian ven sông và liên kết với các khu vực khác nhau để tạo ra các điểm neo cảnh quan, chẳng hạn như Cầu Rainbow, Sluice Overlook và quán cafe Flora Trellis.
Thiết kế của quán cafe Flora Trellis hợp tác với LAAB Architects, sử dụng mái và bức tường rèm hình thoi. Hai bên nhà ga bố trí quán cà phê và nhà vệ sinh, không gian mở ở giữa kết nối với công viên, là nơi giải trí phổ biến của người dân.
Thiết kế của Cầu Rainbow hợp tác với SBP, tổng chiều dài 238 mét, kết cấu dầm thép hộp uốn cong, với nhịp tối đa 77 mét. Nhằm giảm thiểu tác động đến dòng sông và môi trường, cầu Rainbow bắc qua sông đã ra đời, trở thành điểm ngắm cảnh đẹp nhất tại khu vực này.
Tái tạo khả năng phục hồi
Ngoài việc xây dựng các công trình ít tác động đến môi trường như bổ sung thêm đất vào bờ sông, trồng các bãi cỏ ngập nước, thì bờ sông thú vị hơn cũng có thể thu hút người dân trải nghiệm và nhận thức về thiên nhiên, đồng thời hiểu được việc bảo vệ môi trường nước. Sau khi đánh giá và phân tích về các trận lũ lụt hàng năm một cách cẩn thận, bờ kè dài 600 mét ban đầu đã được chuyển đổi thành một vùng đất ngập nước kiểu rọ đá sinh thái. Khu vực này đóng vai trò là một hệ thống lọc nước tự nhiên, trong quá trình làm sạch nước, nó tạo ra một môi trường sinh thái đa chức năng cho cộng đồng bao gồm cầu đi dạo trên cao Reedbank và đường đi dạo bằng đá được thiết kế để bị ngập khi có lũ.
Đổi mới văn hóa
Nhóm thiết kế đã đề xuất giữ lại tòa nhà của nhà máy điện Shajing và biến nó thành một trung tâm triển lãm văn hóa và sáng tạo, lưu giữ các di sản văn hoá và thiết kế các không gian sinh hoạt cộng đồng khác nhau. Kỹ thuật ốp lát tường bằng vỏ hàu truyền thống của địa phương cũng được sử dụng trong dự án và bức tường phong cảnh được xây dựng bằng vỏ hàu đã thể hiện tay nghề thủ công tuyệt vời và mang ý nghĩa văn hóa đối với người dân.
Dự án Công viên Haoxiang Lake hoàn thành và khai trương vào năm 2021. Nơi đây sẽ được sử dụng làm địa điểm tổ chức Lễ hội Văn hóa hàu hàng năm, là nền tảng lớn cho việc giao lưu và trưng bày văn hóa địa phương.
Chia Sẻ :